Thiết kế và phát triển Bell P-59 Airacomet

Thiếu tướng Henry H. "Hap" Arnold đã nhận thức được tầm quan trọng của máy bay phản lực từ chương trình máy bay phản lực của Vương quốc Anh, khi ông tham dự một buổi trình diễn của Gloster E.28/39 vào tháng 4/1941. Chủ đề này đã được đề cập tới nhưng không sâu, như một phần của nhiệm vụ Tizard vào năm 1940. Tướng Arnold đã yêu cầu các kế hoạch cho động cơ phản lực Power Jets W.1 của máy bay, sau đó ông trở về Mỹ sau khi nhận được các kế hoạch như yêu cầu. Ngày 4/9, ông đã đề nghị công ty General Electric của Mỹ một hợp đồng để sản xuất một phiên bản Mỹ của loại động cơ trên. Ngày hôm sau, ông gặp Lawrence Dale Bell chủ tịch của Tập đoàn Máy bay Bell, để bàn về việc chế tạo một máy bay tiêm kích sử dụng động cơ đó. Bell đã đồng ý và bắt đầu nghiên cứu chế tạo 3 mẫu thử. Để đảm bảo bí mật, USAAF đã đặt tên mã chương trình là "P-59A", nhưng hoàn toàn là một loại máy bay không liên quan tới dự án tiêm kích Bell "XP-59" đã bị hủy bỏ trước đó. Thiết kế đã được hoàn thành vào ngày 9/1/1942, sau đó việc chế tạo được bắt đầu. Vào tháng 3, trước khi các mẫu thử được hoàn thành, một đơn đặt hàng 13 chiếc "YP-59A" đã được thêm vào hợp đồng.

Mô hình Bell XP-59 thử nghiệm trong hầm gió. Ban đầu được thiết kế với động cơ cánh quạt.

Ngày 12/9/1942, chiếc XP-59A đầu tiên được gửi tới Sân bay lục quân Muroc (ngày nay là Căn cứ Không quân Edwards) tại California bằng tàu hỏa để thử nghiệm, nó phải mất 7 ngày để tới được Muroc.[1] Trong khi đang được xử lý dưới mặt đất, máy bay được trang bị một bộ cánh quạt giả để che giấy bản chất thật sự của nó.[2] Máy bay bay lên lần đầu trong các thử nghiệm lăn bánh tốc độ cao vào ngày 1/10 do phi công thử nghiệm của Bell là Robert Stanley điều khiển, nhưng chuyến bay chính thức đầu tiên lại do đại tá Laurence Craigie điều khiển vào ngày hôm sau.[1] Những chiếc Airacomet đã bộc lộ những nhược điểm về hiệu suất động cơ và độ tin cậy...[3] Chuck Yeager đã lái máy bay và không hài lòng về tốc độ, nhưng ngạc nhiên trước khả năng bay mượt của nó. Tuy nhiên, ngay cả trước khi giao những chiếc YP-59A vào tháng 6/1943, USAAF đặt mua 80 chiếc đặt tên định danh là "P-59A Airacomet".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bell P-59 Airacomet http://www.aircraftowner.com/videos/view/americas-... http://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1955/1... http://books.google.com/books?id=BiEDAAAAMBAJ&pg=P... http://www.joebaugher.com/usaf_fighters/p59.html http://www.johnweeks.com/p59/index.html http://www.nasm.si.edu/exhibitions/gal100/XP59A.ht... http://www.nasm.si.edu/research/aero/aircraft/bell... http://www.nationalmuseum.af.mil/factsheets/factsh... http://www.marchfield.org/p59a.htm https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:P-59_A...